Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử Đảng Bộ tỉnh Quảng Nam !

Chi tiết tin

Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát kết quả triển khai thực hiện các chủ trương, nghị quyết chuyên đề liên quan đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày đăng: 9:32 | 05/01/2024 Lượt xem: 278

Ngày 21/12/2023, tại Hội trường số 01, Văn phòng UBND tỉnh, đồng chí Phan Việt Cường, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, đồng chí Huỳnh Thị Thùy Dung, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy và đồng chí Trần Anh Tuấn, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đồng chủ trì Hội nghị đối thoại với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) năm 2023. Tham dự Hội nghị có đồng chí Võ Xuân Ca, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh có liên quan và 372 đại biểu người có uy tín đại diện cho hơn 140.000 đồng bào DTTS toàn tỉnh tham dự Hội nghị.

Tại Hội nghị đối thoại có 13 ý kiến phát biểu trực tiếp và 30 ý kiến bằng văn bản đề cập đến 05 nhóm nội dung liên quan đến các vấn đề: Về công tác sắp xếp ổn định dân cư miền núi; lĩnh vực đầu tư, hạ tầng giao thông; lĩnh vực đời sống, văn hóa, xã hội; các chính sách hỗ trợ đồng bào DTTS; các Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi...
Trên cơ sở các nội dung trao đổi thẳng thắn, cầu thị và trách nhiệm, đồng chí Phan Việt Cường, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh kết luận như sau:
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh đã phát huy truyền thống đoàn kết, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách và đạt được nhiều thành tựu quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực. Từ vùng nông thôn, miền núi nghèo nàn, lạc hậu, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội (KT-XH) còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo luôn ở mức cao; đến nay, diện mạo khu vực miền núi đã có những chuyển biến, đổi thay tích cực, đời sống nhân dân được cải thiện và từng bước được nâng lên; các chương trình y tế, dân số, giáo dục được triển khai thực hiện đồng bộ; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững và ổn định.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh vẫn còn những khó khăn nhất định, đó là: Vùng có điều kiện tự nhiên không thuận lợi với địa hình phức tạp, chịu nhiều tác động khó lường của thiên tai, biến đổi khí hậu... dẫn đến khó khăn “kép” trong việc đầu tư xây dựng hạ tầng phát triển KT-XH và trong việc khắc phục hậu quả thiên tai; là vùng dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. So với mặt bằng chung của tỉnh, KT-XH vùng đồng bào DTTS phát triển còn chậm, chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế vùng tại các địa phương; kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới; nguồn vốn đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu. Chất lượng giáo dục còn thấp; công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm còn nhiều bất cập; công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào ở vùng sâu, vùng biên giới còn nhiều khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo và nhà ở tạm bợ còn cao.
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đồng thời, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đề xuất, kiến nghị trong quá trình triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh; trong thời gian đến, yêu cầu các cấp, các ngành của tỉnh tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm sau:
1. Các cấp ủy, tổ chức đảng tiếp tục quán triệt nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hành động vào cuộc mạnh mẽ, đồng bộ, tâm huyết, quyết liệt của hệ thống chính trị đối với vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách công tác dân tộc. Quan tâm đầu tư phát triển KT-XH, đảm bảo quốc phòng, an ninh, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh ở vùng đồng bào DTTS và miền núi; gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện tốt chính sách dân tộc; phát triển, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS. Lãnh đạo triển khai thực hiện có hiệu quả công tác dân vận vùng đồng bào DTTS và miền núi theo Đề án số 17-ĐA/TU, ngày 25/8/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát kết quả triển khai thực hiện các chủ trương, nghị quyết chuyên đề liên quan đến vùng đồng bào DTTS; đồng thời, chỉ đạo rà soát, kịp thời điều chỉnh các nhiệm vụ, giải pháp thiếu tính khả thi hoặc chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.
2. Chính quyền các cấp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia ở vùng đồng bào DTTS, miền núi. Nâng cao hiệu quả công tác đề xuất, xây dựng các cơ chế, chính sách và tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương, kế hoạch phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS, miền núi phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế. Chủ động giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, bức xúc mà thực tiễn vùng đồng bào DTTS, miền núi đặt ra; đảm bảo nguồn lực đầu tư phát triển. Nắm chắc tình hình địa bàn, xử lý kịp thời các vụ việc phức tạp liên quan đến vấn đề dân tộc, tôn giáo, không để bị động, bất ngờ; phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn các hoạt động lợi dụng đồng bào DTTS thực hiện âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình”, “bạo loạn lật đổ” gây mất ổn định, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội vùng đồng bào DTTS và khu vực biên giới.
Cấp ủy, chính quyền các địa phương phối hợp với sở, ngành liên quan của tỉnh rà soát những nội dung, vấn đề có liên quan đến các kiến nghị hợp pháp, chính đáng của người có uy tín trong đồng bào DTTS ở các địa phương và của người có uy tín trong cộng đồng người Hoa liên quan đến Quỳnh phủ Hội quán Tam Kỳ để kịp thời chỉ đạo, xem xét giải quyết theo thẩm quyền.
3. Ban cán sự đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng liên quan rà soát, tổng hợp, tham mưu trả lời bằng văn bản các ý kiến, đề xuất, kiến nghị của người có uy tín trong đồng bào DTTS được các địa phương tổng hợp và các ý kiến phát biểu trực tiếp tại Hội nghị đối thoại liên quan đến cơ chế, chính sách, các nội dung về công tác dân tộc và chính sách dân tộc, gửi Ban Thường vụ Tỉnh ủy (qua Ban Dân vận Tỉnh ủy) chậm nhất trước ngày 15/01/2024.
4. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt trong việc tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc và chính sách dân tộc. Tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng cụ thể, thiết thực, phù hợp với điều kiện, đặc điểm vùng đồng bào DTTS, miền núi của tỉnh. Kịp thời tập hợp, phản ánh, giám sát việc tiếp thu, giải quyết ý kiến, kiến nghị của Nhân dân gắn với nâng cao hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội và chủ động tham gia xây dựng các chính sách có liên quan đến vùng đồng bào DTTS, miền núi.
5. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy thường xuyên theo dõi, định hướng công tác tuyên truyền trong thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc; phối hợp với các cơ quan liên quan kịp thời cập nhật các nội dung liên quan đến Hội nghị đối thoại lên Trang thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh.
Cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp căn cứ các giải đáp trả lời cho người có uy tín hiểu rõ và thông tin cho Nhân dân biết để chia sẻ.
6. Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với các cơ quan liên quan kịp thời cập nhật nội dung trả lời các ý kiến, đề xuất, kiến nghị của người có uy tín trong đồng bào DTTS lên Tạp chí Dân tộc.
7. Người có uy tín tại các địa phương trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm trong thực hiện công tác tuyên truyền, vận động, thông tin sâu rộng về ý nghĩa, mục tiêu, nội dung các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tích cực tham gia đấu tranh làm thất bại các âm mưu, phương thức, thủ đoạn chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta của các thế lực phản động, thù địch; lan tỏa gương người tốt, việc tốt, các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả để đóng góp tích cực vào công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân.
8. Ban Dân vận Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với Văn phòng Tỉnh ủy, Ban Dân tộc tỉnh và các đơn vị có liên quan giúp Ban Thường vụ Tỉnh ủy theo dõi, đôn đốc việc giải quyết các nội dung, vấn đề đã được chủ trì kết luận tại Hội nghị đối thoại.

Tác giả: Trần Thị Kim Tư - VPTU

[Trở về]

» Đảng Cộng sản Việt Nam
     Khóa IX
     Khóa X
      Khóa XI
     Khóa XII
     Khóa XVIII
     Khóa XIX
     Khóa XX

     Khóa XXI
     Khóa XXII
Xem tất cả

Liên kết website

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá như thế nào về cổng thông tin này?