Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử Đảng Bộ tỉnh Quảng Nam !

Chi tiết tin

Vai trò của các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Nam trong chống rác thải nhựa dùng một lần

Ngày đăng: 10:36 | 24/10/2019 Lượt xem: 1709

Hiện nay, rác thải nhựa là vấn đề nhức nhối trên toàn cầu, mỗi năm lượng rác nhựa do con người thải ra đủ để phủ kín 4 lần diện tích bề mặt Trái đất, trong đó, 13 triệu tấn rác nhựa trôi nổi, đổ ra đại dương. Rác thải nhựa đang hàng ngày, hàng giờ tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, môi trường sống, sức khỏe con người và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam chúng ta, lượng rác thải nhựa cũng ngày càng gia tăng. Nếu chúng ta không có các giải pháp hữu hiệu, kịp thời thì những tác động tiêu cực của rác thài nhựa sẽ trở nên rất nghiêm trọng. Năm 2018, Liên hiệp quốc đã phát động chủ đề “Giải quyết ô nhiễm nhựa và ni lông” và tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2019, nguyên thủ các nước, lãnh đạo các tập đoàn đa quốc gia đã mạnh mẽ cam kết về việc chống rác thải nhựa. Nhiều quốc gia đã có những hành động cụ thể để giảm thiều và cấm sử dụng một số sản phẩm nhựa không thân thiện môi trường, đồng thời tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải nhựa. Tại nhiều diễn đàn quốc tế, Việt Nam đã đề xuất các sáng kiến và tham gia cơ chế hợp tác toàn cầu, khu vực để giải quyết rác thải nhựa. Chính phủ đang quyết liệt thực hiện các chính sách và giải pháp kiểm soát hiệu quả ô nhiễm môi trưởng do rác thải nhựa, nhất là sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy; chú trọng giảm thiểu việc sử dụng, tăng cường tái chế, tái sử dụng, thúc đẩy xây dựng nền kinh tể tuần hoàn, tăng trường xanh (Trích Thư kêu gọi chống rác thải nhựa của Thủ tướng Chính Phủ).

Hưởng ứng thư kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 26/HD-ĐCT-TG ngày 30/10/2018 của Đoàn Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam về việc triển khai thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa”; BTV Hội LHPN tỉnh Quảng Nam ban hành Kế hoạch số 128/KH-BTV ngày 14/11/2018 về triển khai thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa” và chỉ đạo Hội LHPN huyện, thị xã, thành phố và đơn vị phối hợp với các ngành liên quan tổ chức được nhiều hoạt động có sức lan toả.
Trong công tác chỉ đạo, ngoài ban hành kế hoạch các cấp Hội có những việc làm cụ thể như: phối hợp với Phòng Tài Nguyên và môi trường cùng cấp tổ chức thực hiện cam kết và xây dựng hướng dẫn triển khai thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa”; lồng ghép triển khai hoạt động Hưởng ứng Tuần lễ quốc gia Nước sạch - Vệ sinh môi trường, Ngày Môi trường thế giới, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn; Triển khai sâu rộng Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh. Đồng thời, có địa phương đưa vào giao ước thi đua hàng năm và cuối năm đánh giá tổng kết. Phần lớn địa phương xây dựng đề cương và tổ chức tuyên truyền tại cơ sở và chỉ đạo xây dựng mô hình ở những địa bàn còn nhiều nổi cộm trong công tác bảo vệ môi trường để ra mắt. 
Hoạt động truyền thông cũng được các cấp Hội đa dạng hóa các hình thức sinh hoạt để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, xây dựng các mô hình phụ nữ bảo vệ môi trường, rút kinh nghiệm để nhân rộng hiệu quả mô hình, thu hút HVPN tham gia. Các cấp Hội LHPN trên địa bàn tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động rõ nét để tham gia chống rác thải nhựa; 18/18 huyện, thị, thành tổ chức phát động thực hiện chủ đề năm 2019 gắn với phát động phong trào“Chống rác thải nhựa”; cam kết sử dụng chai thủy tinh đựng nước trong các cuộc họp và phát động phong trào nói không với sản phẩm nhựa dừng một lần từ huyện đến cơ sở. Cấp tỉnh, đã sử dụng bình, ly thuỷ tinh thay thế chai nhựa sử dụng một lần phục vụ các cuộc họp, hội thảo, hội nghị của cơ quan, Ban Chấp hành; kịp thời đăng tải phóng sự (TW Hội cung cấp) lên cổng thông tin của Hội, trang facebook Phụ nữ Quảng Nam; phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường công tác tuyên truyền trên báo, đài của tỉnh, địa phương về nguy cơ ô nhiễm nhựa và nilon nhằm thay đổi thói quen, tiến tới từ bỏ thói quen sử dụng túi nilon, sản phẩm nhựa dùng một lần của người dân; đẩy mạnh tuyên truyền về gương tập thể, cá nhân phụ nữ tiêu biểu trong thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa”. Các cấp Hội tổ chức hội thi, sinh họat tọa đàm, mở lớp tập huấn về công tác bảo vệ môi trường, hướng dẫn phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt tại nguồn như: “Phụ nữ với công tác bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm”; hội thảo, toạ đàm về vai trò của phụ nữ với công tác bảo vệ môi trường, thi thời trang môi trường, “Phiên chợ sản phẩm tái chế”, "Phụ nữ với 5 không, 3 sạch", “Nói không với túi nilong”, Phụ nữ phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, “Phụ nữ chung tay phòng chống thiên tai và bảo vệ môi trường”, "Đảm bảo môi trường trong chăn nuôi quy mô hộ gia đình và phân loại rác thải tại nguồn”... Có địa phương đã kêu gọi được các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà hàng, khách sạn đồng hành với Hội trong việc xây dựng Quỹ Môi trường xanh thông qua việc phân loại, thu gom và ủng hộ rác tái chế. Với số tiền ve chai bán được, Hội đã trao tặng hàng trăm phần quà cho HVPN khó khăn trên địa bàn.
Những mô hình hay cũng đồng thời được duy trì, xây dựng hoạt động có hiệu quả tại cơ sở như: mô hình “nói không với túi ni lông”, "Bên sọt rác nhà ta", “Phân loại rác tại nguồn”, “ Phụ nữ tham gia bảo vệ môi trường”, “ Tổ phụ nữ tự quản thu gom rác thải”, "Đoạn đường thắp sáng đường quê”, “Túi rác tiết kiệm”, “Phụ nữ tự quản về môi trường”, “Biến rác thải thành tiền”, “Sạch nhà - sạch bếp - sạch ngõ”, “Gia đình thân thiện môi trường”, “Vườn đẹp, nhà sạch", “Trồng hoa, trồng cây xanh”, “Hoạt động vì môi trường xanh”... Một số mô hình mới được xây dựng trong năm bước đầu hoạt động có hiệu quả và nhận dược sự ủng hộ của nhân dân và các tầng lớp phụ nữ, như: mô hình “Chợ nói không với rác thải nhựa”, ra mắt cửa hàng phân phối sản phẩm thân thiện với môi trường, đào 150 hố rác để xử lý rác hữu cơ ngay tại hộ gia (Đại Lộc); mô hình “Đổi rác thải nhựa lấy sản phẩm gia dụng” (Điện Bàn); mô hình xách giỏ đi chợ (Phú Ninh, Thăng Bình, Duy Xuyên, Điện Bàn, Tam Kỳ, Bắc Trà My, Nam Trà My, Nông Sơn); mô hình “Sử dụng cặp lồng mua thức ăn - Bạn sẽ được giảm giá 1.000 đồng” (Phú Ninh).
Một số địa phương giới thiệu sản phẩm thay thế túi ni long và rác thải nhựa dùng một lần; cấp 2.900 tờ rơi (Thăng Bình); trao tặng 9.794 giỏ nhựa đi chợ cho hội viên phụ nữ (Phú Ninh, Thăng Bình, Duy Xuyên, Điện Bàn, Tam Kỳ, Bắc Trà My, Nam Trà My, Nông Sơn); 4.500 túi ni long tự huỷ (Đại Lộc); 2.850 chai, lọ thuỷ tinh (Phú Ninh, Tam Kỳ, Điện Bàn); 7.480 cặp lồng đựng thức ăn (Phú Ninh, Thăng Bình, Điện Bàn, Hội An); 7.600 túi lưới, túi vải (Phú Ninh, Hội An); 140 thùng đựng rác (Điện Bàn); 200 rổ tre (Thăng Bình). 
Mặc dù trong thời gian ngắn nhưng phần lớn địa phương, đơn vị đã có những mô hình, sáng kiến, hành động thiết thực để hạn chế sản phẩm nhựa dùng một lần. Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, hội đoàn thể liên quan và sự hưởng ứng của các tầng lớp phụ nữ. Tuy nhiên, đa số các cấp Hội chỉ dừng lại ở việc nâng cao kiến thức cho cán bộ, HVPN về thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa”; thông qua công tác tuyên truyền, chủ yếu lồng ghép trong các đợt sinh hoạt chi, tổ Hội, chưa có nguồn lực tài chính để tổ chức, triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền cũng như xây dựng mô hình. Hiệu quả hoạt động của một số mô hình chưa đi vào chiều sâu và nhân rộng ra cộng đồng chưa đạt như mong muốn. Nhiều hộ dân vẫn chưa tích cực tham gia phân loại rác thải, vệ sinh công cộng đôi lúc chưa đảm bảo…
Tham gia giải quyết ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa gây ra là nhiệm vụ cấp bách của cả hệ thống chính trị, đòi hỏi phải thực hiện thường xuyên; trong tổ chức Hội thì cần có sự tham gia đồng bộ từ Hội LHPN đến các tầng lớp phụ. Vì vậy, thời gian đến các cấp Hội trong tỉnh cần phải quyết liệt hơn trong chỉ đạo; từng địa phương, đơn vị cần làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, đề cao tinh thần trách nhiệm, phát động các phong trào, xây dựng, nhân rộng các mô hình, đề xuất các sáng kiến và tích cực tham gia bằng các hành động cụ thể như: thay đổi thói quen sử dụng, giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế rác thải nhựa; tăng cường sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường; khuyến khích sử dụng bao bì, túi đựng nhiều lần; kịp thời biểu dương, tôn vinh, khen thưởng các điển hình tiên tiến, mô hình tốt, cách làm hay, sáng kiến có giá trị. Mỗi cán bộ Hội cần gương mẫu đi đầu và vận động thực hiện các biện pháp giải quyết vấn đề rác thải nhựa; kịp thời sơ kết, tổng kết, biểu dương khen thưởng những điển hình tiêu biểu trong các cấp Hội và hội viên phụ nữ về công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường, hoạt động chống rác thải nhựa; tăng cường công tác kiểm tra giám sát, nắm bắt tình hình tư tưởng cán bộ, kịp thời phản ánh với ngành chức năng và Hội cấp trên để phối hợp giải quyết.

Tác giả: Thanh Hóa - Hội LHPN tỉnh

[Trở về]

» Đảng Cộng sản Việt Nam
     Khóa IX
     Khóa X
      Khóa XI
     Khóa XII
     Khóa XVIII
     Khóa XIX
     Khóa XX

     Khóa XXI
     Khóa XXII
Xem tất cả

Liên kết website

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá như thế nào về cổng thông tin này?