Lần đầu tiên được tổ chức, với thời gian tham gia bắt đầu từ ngày 01/6/2024 đến hết ngày 31/8/2024, cuộc thi đã tạo được sức lan tỏa mạnh mẽ, hiệu ứng xã hội sâu rộng tiếp nhận 1.139 tác phẩm/nhóm tác phẩm dự thi thuộc 3 nhóm thể loại (chính luận, tản văn tùy bút và thơ) gửi về từ các tác giả là cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, lực lượng vũ trang, hội viên, đoàn viên, học sinh (từ THCS trở lên), sinh viên và Nhân dân trong và ngoài huyện. Điều đáng ghi nhận là cuộc thi không chỉ thu hút đông đảo về mặt số lượng tham gia mà thành phần tác giả dự thi đa dạng về độ tuổi, nghề nghiệp, nơi sinh sống. Về độ tuổi: có tác giả tham gia chỉ mới 12 tuổi (em Trần An Nhiên- HS lớp 7/THCS Nguyễn Hiền với tác phẩm: Chuyến tham quan học tập trải nghiệm di tích lịch sử- văn hóa trên địa bàn huyện Phú Ninh) cho đến tác giả có tuổi đời gần 1 thế kỷ (cụ: Hồ Lang, xã Tam An, bút danh Lê Anh Tuấn, 98 tuổi đời, 75 năm tuổi Đảng, với tác phẩm: Phú Ninh xưa và nay). Đặc biệt hơn nữa, cuộc thi nhận được 54 tác phẩm/nhóm tác phẩm dự thi của các tác giả là những người con xa quê, các văn nghệ sỹ sinh sống khắp mọi miền đất nước gửi về dự thi.
Nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương trong huyện có số lượng tham gia dự thi khá tốt. Tiêu biểu như ngành giáo dục và đào tạo huyện 776 tác phẩm/nhóm tác phẩm, THPT Võ Nguyên giáp 25 tác phẩm, Hội LHPN huyện 12 tác phẩm, Tam Thái 68 tác phẩm, Tam An 28 tác phẩm, Tam Đại 19 tác phẩm…
Các tác giả đạt giải cao trong cuộc thi viết
|
Qua 2 vòng chấm sơ khảo và chung khảo, Ban tổ chức cuộc thi đã lựa chọn 24 tác giả xuất sắc nhất để đề nghị trao giải, gồm: 07 tác giả nhóm chính luận; nhóm tản văn, tùy bút: 9 tác giả và 8 tác giả nhóm thơ.
Điều đáng ghi nhận ở cuộc thi, mỗi tác phẩm dự thi đó là sự kết nối mạch nguồn cảm xúc, là tình cảm với quê hương; 1139 bài dự thi là sự hiện thân của 1139 trái tim của những người con yêu quê hương Phú Ninh với hành trình 20 năm thành lập và phát triển. Ban Tổ chức cuộc thi đã nhận về những bài viết chất lượng; các tác giả đến từ nhiều địa chỉ khác nhau, với đề tài khác nhau, mỗi tác phẩm tham gia dự thi mang cảm xúc riêng, khắc họa khá thành công vẻ đẹp quê hương; chia sẻ những kỷ niệm, sự gắn bó với mảnh đất này bằng ân nghĩa sâu nặng, ấm áp tình người, bằng cảm thức đẹp, xúc động và nhân văn. Mỗi tác phẩm dự thi đều mang những thông điệp cụ thể, giá trị riêng.
Ở nhóm thể loại chính luận rất khó để viết hay, đa phần các tác giả dễ rơi vào cách viết như báo cáo chính trị, hay báo cáo các lĩnh vực kinh tế-xã hội, nội dung bài viết dàn trãi mang tính chất thống kê nhiều chưa mềm hóa câu từ diễn đạt ý văn còn thô, khuôn mẫu. Tuy nhiên, Ban tổ chức khá bất ngờ về chất lượng các tác phẩm dự thi. Điểm nổi bật của các tác phẩm đạt giải nhóm chính luận là sự đầu tư công phu về thời gian, công sức, trí tuệ để tìm hiểu, sưu tầm các tài liệu, tư liệu hình ảnh minh họa tái hiện hình trình “Phú Ninh-chặng đường 20 năm phát triển” trên mọi lĩnh vực xã hội; ở đó là hình ảnh “Xây dựng nông thôn mới Phú Ninh từ những đôi bàn tay diệu kỳ” Tác phẩm đạt giải nhất nhóm thi chính luận, hay hình ảnh “Các tộc họ đồng hành xây dựng và phát triển quê hương”, “Vang xa tiếng loa truyền thanh”, Những bước chân không mỏi vì bình yên cuộc sống…. Tất cả đã toát lên hình ảnh một Phú Ninh can trường, anh hùng, bất khuất trong chống giặc ngoại xâm và một Phú Ninh cần cù, vượt khó, sáng tạo và đầy khát vọng trong hàn gắn vết thương chiến tranh, trong cộng cuộc đổi mới và nhất là giai đoạn 20 năm thành lập huyện.
Ở nhóm tản văn, tùy bút: Là cơ hội cho những người con của Phú Ninh bày tỏ cảm xúc về nơi "chôn nhau cắt rốn" của mình, mà còn thu hút được những công dân không phải là người địa phương đang sinh sống, công tác, học tập trên địa bàn huyện cũng tham gia. Điều đặc biệt của các tác giả, những con người dù đã “ly hương” tham gia các tác phẩm dự thi ở nhóm này là lối viết rất thật, mộc mạc, chất phác, có sao nói vậy, như tác phẩm “Như về với người tình” của tác giả Vương Thị Bé- đạt giải nhất nhóm tùy bút, tản văn đã lấy sự chân thành của chính mình diễn tả những cung bậc cảm xúc vừa chân thật, vừa vời vợi một tình yêu đối với Phú Ninh- quê hương thứ hai của mình. Nơi đây, không chỉ đẹp, bình yên, mà còn gắn liền với những kỷ niệm, con người mà họ từng mang trong lòng nghĩa nặng, tình sâu, họ đã bén duyên mảnh đất này, tình yêu ấy đủ lớn để biến "đất lạ hóa quê hương". Em Nguyễn Hoàng Gia Bảo- hiện đang là học sinh lớp 11/7 trường THPT Võ Nguyên giáp với tác phẩm “Chạm vào ký ức”-giải khuyến khích nhóm tản văn, tùy bút bắt đầu từ cảm xúc trong veo, hồn nhiên qua lời kể của mẹ, quê hương Phú Ninh trong bài dự thi của em lại hiện lên chân thật. Tuy lời văn chưa thật hay, chưa cô đọng, nhưng hơn hết là sự biết ơn của thế hệ trẻ đối với ký ức hào hùng của các thể hệ đi trước; nguyện phấn đấu, nổ lực học tập, rèn luyện đạo đức để viết tiếp những trang sử vẻ vang của quê nhà.
Vẫn mạch nguồn cảm xúc ấy, nhưng với sự từng trải của các thầy cô giáo, đã trưởng thành trong môi trường sư phạm, khi đến với cuộc thi đã chọn cho mình góc nhìn mới, sắc thái riêng, tạo bất ngờ với người đọc về cảnh sắc quê hương Phú Ninh với “Thư viết cho em về miền yêu dấu” một lá thư ta bốn mùa đẹp như bức tranh đầy màu sắc của quê hương từ phong tục tập quán, cảnh đẹp thiên nhiên đến truyền thống văn hóa, lịch sử mang đặc trưng riêng của Phú Ninh mà không nơi đâu có được, tạo ra. Hay đâu đó, ta bắt gặp nỗi nhớ về “Ngôi trường trong ký ức”, nỗi nhớ đến nao lòng của những người con xa quê gửi trọn tình yêu quê hương vào tác phẩm dự thi. Đó là hình ảnh “Tam Dân trong tôi”, “Xuân về sóng sánh nước Phú Ninh, Có một Hạ Long thu nhỏ trong tôi….. Tác giả Nguyễn Phương Dung, là một người con xa quê đang sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh tâm sự: Khi cuộc thi được phát động, cảm xúc về quê hương có cơ hội để bung tỏa, vỡ ra thành những con chữ, vầng thơ trên từng trang giấy thõa mãn niềm thương nhớ về quê hương. Tình yêu ấy thật đáng trân trọng và tự hào. Đây chính là điểm cộng cho sự thành công của Cuộc thi.
Ở nhóm thơ: Với tổng số hơn 70 tác phẩm thơ tham gia cuộc thi viết. Các tác phẩm dự thi luôn tâm niệm trong những vầng thơ của chính mình phải vang lên âm điệu quê hương “ Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nỗi thành người”… Ở đấy, ta bắt gặp rất nhiều thang bậc cảm xúc, một “ước mơ tôi đã trỗ hoa rồi”, một “hạnh phúc tôi” hiện lên từ miền ký ức thời đội mưa nắng đến trường, băng con kênh còn gập ghềnh bùn đất, từ quá khứ đến hiện tại, từ con đường xưa cũ đến hôm nay khoát trên mình chiếc áo nông thôn mới; hay những chiến tích lịch sử, cách mạng, truyền thống văn hóa quê hương được hòa mình vào giai điệu của thơ ca…… tất cả hiện lên rất đẹp và nên thơ.
Sau hơn ba tháng triển khai thực hiện, cuộc thi thành công trên cả 3 phương diện: Số lượng bài thi, đối tượng tham gia dự thi và chất lượng bài dự thi. Dấu ấn cuộc thi đem lại là sự lan tỏa tình yêu quê hương Phú Ninh qua các tác phẩm dự thi; dẫu có bài được giải, có bài không, nhưng tất cả đều chiến thắng, vì ai cũng góp phần khắc họa nên một hình ảnh Phú Ninh tươi đẹp, được trải lòng, thể hiện "cái tình" dành cho quê hương; một niềm tin yêu và khát vọng mong muốn huyện Phú Ninh ngày càng giàu đẹp, vươn mình phát triển trong tương lai.