Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử Đảng Bộ tỉnh Quảng Nam !

Chi tiết tin

Lan tỏa phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở huyện Thăng Bình

Ngày đăng: 17:42 | 21/08/2019 Lượt xem: 611

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở và sự đồng thuận, hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn huyện Thăng Bình được triển khai sâu rộng, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống xã hội.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” luôn được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự chủ động của các ban ngành, đoàn thể và sự đồng thuận cao của nhân dân nên phong trào ngày càng được lan tỏa và phát triển. Việc triển khai các nội dung phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” bằng những việc làm cụ thể, thiết thực đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của cán bộ và nhân dân, thúc đẩy phong trào ngày càng phát triển sâu rộng, có tính chất toàn diện, phát huy được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân. Hoạt động của Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” từ huyện đến cơ sở tiếp tục được kiện toàn, củng cố và đẩy mạnh, qua đó đã phát huy vai trò và trách nhiệm trong công tác chỉ đạo và phối hợp thực hiện của các cấp, các ngành. 
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã tạo tiền đề và điều kiện cho việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân bằng hình thức tự quản ở cộng đồng, tinh thần tương trợ giúp nhau phát triển kinh tế, các chương trình giảm nghèo bền vững ngày càng được lan tỏa… góp phần nâng cao chất lượng thôn, tổ dân phố văn hóa. 

 
Khen thưởng tại Hội nghị tổng kết phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” năm 2018

Tính đến cuối năm 2018, có 43.144/49.872 hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa, chiếm tỷ lệ 86,5%; có 119/132 thôn, tổ dân phố đạt danh hiệu thôn, tổ dân phố văn hóa, chiếm tỷ lệ 90,15%; có 133/150 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa, chiếm tỷ lệ 88,66%; có 175/242 tộc đạt danh hiệu tộc văn hóa, tỷ lệ 72,3%; có 7/21 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, chiếm tỷ lệ 33,3% . 
Các cấp ủy đảng đã triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 05/CT-TTg, ngày 09 tháng 02 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về “đẩy mạnh thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang”. Hầu hết các thôn, tổ dân phố, tộc họ văn hóa trên địa bàn huyện đã đưa các quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội vào Quy ước thôn, tổ dân phố, tộc họ văn hóa và xem đây là nội dung quan trọng để xét công nhận thôn, tổ dân phố, tộc họ văn hóa. Theo đó, việc cưới, việc tang trên địa bàn huyện luôn được tuyên truyền, vận động, tổ chức phù hợp với điều kiện kinh tế, phong tục truyền thống của dân tộc, đúng quy định của nhà nước. Cùng với đó, việc tổ chức lễ hội cũng được thực hiện một cách trang trọng, đúng quy định, trên cơ sở bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của địa phương, phần hội phong phú, hấp dẫn lồng ghép nhiều hoạt động văn hóa dân gian, diễn xướng dân gian như hát bài chòi, hát bả trạo, tổ chức các giải thể thao như đua ghe, bóng chuyền, bóng đá… nhằm giới thiệu những giá trị văn hóa truyền thống của địa phương với bạn bè trong và ngoài huyện. 
Bên cạnh đó, việc đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa luôn được quan tâm chỉ đạo, các địa phương đã huy động nhiều nguồn lực từ các tổ chức kinh tế - xã hội, cá nhân và huy động sự tham gia đóng góp của nhân dân để đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa - thể thao cơ sở, như: nhà sinh hoạt văn hóa, khu sinh hoạt văn hóa - thể thao ở các thôn, tổ dân phố. Đến nay, toàn huyện có 130/132 Nhà văn hóa – Khu thể thao thôn, 20/22 nhà văn hóa xã, là nơi sinh hoạt cộng đồng, tạo tiền đề cho các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao phát triển. Các thiết chế thể thao ở cơ sở cũng được các địa phương quan tâm xây dựng, hiện tại toàn huyện có 48 sân bóng đá đủ tiêu chuẩn, 13 sân bóng đá mi ni (cỏ nhân tạo), 110 sân bóng chuyền (bê tông), 27 sân cầu lông (bê tông) phục vụ trong việc tập luyện và tổ chức thi đấu tại địa phương.…Nhờ đó, đời sống tinh thần của nhân dân được nâng cao. 
Việc xây dựng “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” được các cấp ủy đảng, chính quyền huyện quan tâm và chỉ đạo. Tính đến cuối năm 2018, có 7/21 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, tỷ lệ 33,3%. Phong trào xây dựng nếp sống văn minh đô thị cũng được nhân dân đồng tình hưởng ứng, trong đó công tác quản lý kiến trúc, xây dựng đô thị theo quy hoạch đã được nhân dân nhận thức khá tốt. Huyện cũng đã tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp nhằm chấn chỉnh kỷ cương pháp luật, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị. Các di tích lịch sử - văn hóa được quan tâm bảo tồn và từng bước phát huy các giá trị. Hiện nay, toàn huyện có 01 di cấp quốc gia đặc biệt (Phật viện Đồng Dương), 01 di tích cấp quốc gia (Di tích Địa điểm diễn ra cuộc đấu tranh Hà Lam – Chợ Được), 02 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia (Lễ hội rước cộ Bà Chợ Được và hát Bả trạo) và 31 di tích cấp tỉnh. Một số di tích khác đã và đang lập hồ sơ gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Quản lý Di tích và Danh thắng Quảng Nam đề nghị công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh. Nhiều công trình về văn hóa được sưu tầm, nghiên cứu, phục dựng và bảo tồn như: Lễ hội rước cộ Bà Chợ Được, Lễ hội Cầu ngư, hô hát bài chòi… 
Có thể thấy, trong thời gian qua Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện Thăng Bình đã có bước phát triển về chất lượng và hiệu quả được nâng cao. Phong trào đã gắn kết được với nhiều cuộc vận động, đặc biệt là chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh đã phát huy vai trò tự quản của người dân trong cộng đồng gắn với vai trò chỉ đạo và tổ chức hoạt động của các cấp ủy đảng, chính quyền và đoàn thể các cấp. Phong trào đã góp phần tạo sự chuyển biến tích cực về ý thức cộng đồng và tạo sự gắn kết giữa các gia đình, dòng tộc, nâng cao chất lượng cuộc sống và làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của người dân, các nền tảng giá trị đạo đức được quan tâm gìn giữ, các quy tắc ứng xử văn hóa được hình thành, từng bước đẩy lùi các tệ nạn xã hội, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trên địa bàn dân cư. 
Tin tưởng rằng, với sự vào cuộc quyết liệt và đồng bộ của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở bằng nhiều giải pháp thiết thực, sẽ góp phần đưa phong trào “Toàn dân đoàn kết xây đựng đời sống văn hóa” từng bước đi vào chiều sâu và trở thành một trong những nhân tố quan trọng góp phần thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện trong thời gian tới./. 

Tác giả: Phan Thị Hạnh - BTGHU Thăng Bình

[Trở về]

» Đảng Cộng sản Việt Nam
     Khóa IX
     Khóa X
      Khóa XI
     Khóa XII
     Khóa XVIII
     Khóa XIX
     Khóa XX

     Khóa XXI
     Khóa XXII
Xem tất cả

Liên kết website

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá như thế nào về cổng thông tin này?